Quan điểm Thất nghiệp không tự nguyện

Với nhiều nhà kinh tế học, thất nghiệp không tự nguyện là một hiện tượng trong thế giới thực có vai trò quan trọng với kinh tế học. Nhiều học thuyết kinh tế đã được thúc đẩy bởi mong muốn hiểu biết và kiểm soát được lượng thất nghiệp không tự nguyện. Tuy nhiên, khái niệm về thất nghiệp tự nguyện lại không được chấp nhận một cách phổ biến giữa các nhà kinh tế học; một vài người không chấp nhận nó như là một khía cạnh chân chính và mạch lạc của học thuyết kinh tế.

Shapiro và Stiglitz, những người phát triển một mô hình về tính ỷ lại cho rằng: “Với chúng tôi, thất nghiệp không tự nguyện là một hiện tượng có thật và quan trọng đối với hậu quả về sau của xã hội cần được giải thích và hiểu rõ.”

Mancur Olson lại tranh luận rằng nếu không có khái niệm thất nghiệp không tự nguyện, những sự kiện có thật trên thế giới như cuộc đại khủng hoảng không thể được hiểu rõ. Ông phản đối các nhà kinh tế phủ nhận tầm quan trọng của thất nghiệp không tự nguyện và đặt lý thuyết của họ lên trước “nhận thức thông thường, sự quan sát và trải nghiệm của hàng trăm triệu người…rằng thất nghiệp không tự nguyện có tồn tại và rằng đó không phải một hiện tượng cá biệt hoặc hiếm gặp.”

Các nhà kinh tế học khác không tin rằng thất nghiệp không tự nguyện thật sự tồn tại hoặc nghi ngờ quan hệ của nó với học thuyết kinh tế. Robert Lucas khẳng định rằng “...có một yếu tố không tự nguyện trong tất cả các loại thất nghiệp theo nghĩa là không ai chọn điều xấu thay vì những thứ tốt đẹp; cũng có yếu tố tự nguyện trong tất cả các loại thất nghiệp theo nghĩa là dù công việc hiện tại có tồi tệ thế nào, ta luôn có thể chọn cách chấp nhận nó” và “những người thất nghiệp tại bất cứ thời điểm nào cũng có thể tìm được việc làm mới ngay lập tức”. Lucas bác bỏ sự cần thiết của việc các nhà lý luận học giải thích tình trạng thất nghiệp không tự nguyện vì nó “không phải là sự thật hoặc một hiện tượng mà các nhà lý luận phải có trách nhiệm giải thích”. Ngược lại, nó là một hệ thống cấu trúc lý thuyết mà Keynes đưa ra với hy vọng sẽ khám phá ra được lời giải thích hợp lý cho một hiện tượng có thực: những dao động trên quy mô lớn của tổng số thất nghiệp được đo lường.” Theo đó, chu kỳ kinh doanh thực tế và các mô hình khác từ trường phái cổ hiển mới của Lucas giải thích sự biến động của tỷ lệ có việc làm thông qua sự dịch chuyển của nguồn cung lao động do những thay đổi trong năng suất và sự ưu tiên nghỉ ngơi của người lao động.

Thất nghiệp không tình nguyện cũng có một vài vấn đề về mặt khái niệm với các lý thuyết và nghiên cứu tương tự về tỷ lệ thất nghiệp. Trong các mô hình này, thất nghiệp là tự nguyện khi người lao động chọn cách chịu đựng sự thất nghiệp trong suốt khoảng thời gian dài đi tìm kiếm công việc có mức lương cao hơn những công việc hiện có; tuy nhiên, có một yếu tố không tự nguyện xảy ra khi người lao động không kiểm soát được hoàn cảnh kinh tế đã buộc họ ngay từ đầu phải đi tìm kiếm một công việc mới.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thất nghiệp không tự nguyện http://tools.wmflabs.org/ftl/cgi-bin/ftl?st=wp&su=... http://tools.wmflabs.org/ftl/cgi-bin/ftl?st=wp&su=... http://www.dictionaryofeconomics.com/article?id=pd... http://citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/summary?doi=1... http://citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/summary?doi=1... http://doi.org/10.1057%2F9780230226203.1497 http://doi.org/10.1057%2F9780230226203.1497 http://doi.org/10.1086%2F260388 http://doi.org/10.1086%2F260388 https://api.semanticscholar.org/CorpusID:154745887